NGUYÊN TẮC 1% - LÝ DO KHIẾN NGƯỜI GIÀU THÌ CỨ GIÀU, NGƯỜI NGHÈO THÌ CỨ MÃI NGHÈO
Vào đầu thế kỉ 19, trong lúc làm vườn Vilfredo Pareto đã phát hiện nên một điều thú vị. Ông nhận ra có một số lượng nhỏ cây đậu trong vườn tạo ra sản lượng chủ yếu, thành quả chung của cả vườn tới từ một số lượng rất nhỏ.
Là một nhà toán học, đam mê kinh tế và thích trồng cây, Pareto nhanh chóng có sự liên tưởng tới những cây đậu trong vườn và có ngay cho mình một công thức.
Nguyên tắc Pareto
Ở thời điểm trồng cây đậu, Pareto cũng tình cờ nghiên cứu sự giàu có của nhiều quốc gia khác nhau. Sống tại Ý nên ông cũng bắt đầu nghiên cứu về người giàu tại Ý. Bất ngờ thay, ông phát hiện ra rằng 80% diện tích đất tại Ý được sở hữu bởi chỉ 20% dân số. Giống hệt với số đậu ở trong vườn của ông. Lượng lớn tài nguyên được kiểm soát bởi số lượng nhỏ con người.
Pareto cũng bắt đầu nghiên cứu những quốc gia lân cận, khi có con số cụ thể, ông dần vẽ nên cho mình một bức tranh toàn cảnh. Ví dụ điển hình như ở Anh, 30% dân số lại tạo nên tới 70% thu nhập chính cho cả nước.
Càng nghiên cứu nhiều, Pareto càng nhận ra sự tương đồng trong những con số. Có thể tỷ lệ khác nhau thế nhưng xu hướng số người nhỏ sở hữu tài sản lớn không hề thay đổi. Và từ đó Pareto đã công bố nguyên tắc 80/20, tất nhiên nó chỉ là số trung bình, ở một vài quốc gia con số này có thể là 70/30 hoặc tương tự…
Sự bất bình đẳng diễn ra ở khắp mọi nơi
Trong khoảng thời gian tiếp theo, nghiên cứu của Pareto lập tức trở thành hiện tượng trong giới kinh tế. Khi lý tưởng của ông được truyền bá rộng rãi, người ta bắt đầu nhận thấy 80/20 xuất hiện ở khắp mọi nơi và nó thực tế hơn bao giờ hết.
Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên tắc Pareto vẫn chính xác và nó có thể áp dụng được vào nhiều yếu tố, ngành nghề khác nhau. Thế nhưng, tới đây có lẽ một số người sẽ thắc mắc, vì sao chỉ một số lượng nhỏ người, nhóm hay tổ chức có thể gặt hái được quá nhiều thứ trên đời? Để trả lời được câu hỏi này, hãy quay lại với yếu tố tự nhiên.
Sức mạnh của sự tích luỹ
Rừng Amazon có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người, nó là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học thống kê có tới 16.000 loại cây khác nhau trong khu rừng rộng lớn này. Mặc dù có nhiều như thế, nhưng diện tích của cả khu rừng bị độc chiếm bởi chỉ 227 loài cây. Như thế, 1,4% số lượng cây chiếm diện tích tới 50% khu rừng.
Tại sao?
Hãy tưởng tượng có 2 cái cây được trồng cạnh nhau, không phải họ hàng, anh em hay có quan hệ gì. Mỗi ngày, chúng sẽ cạnh tranh lẫn nhau để có thêm ánh sáng và dinh dưỡng từ đất. Nếu như, chỉ một cây có lợi thế, lớn nhanh hơn, ăn khoẻ hơn cây còn lại, nó sẽ vươn cao hơn, đón ánh nắng nhiều hơn, rễ to hơn và hút dinh dưỡng tốt hơn.
Vài ngày sau, những lợi thế tích luỹ khiến chiếc cây lớn nhanh kia vượt trội, dần dần nó áp đảo cái cây hàng xóm nhỏ bé và làm chủ khu rừng. Chỉ với một lợi thế rất nhỏ, một cú vượt lúc ban đầu, cái cây bé xíu ngày nào đã chiếm ưu thế từ đó thắng lợi trên chặng đường dài.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là lợi thế tích luỹ, một ưu thế nhỏ ban đầu sẽ dần tích luỹ thành những thứ to lớn về sau.
Hiệu ứng thắng làm vua
Điều tương tự cũng xuất hiện trong cuộc sống của con người.
Giống với cây trong rừng, ừ thì không giống lắm, chúng ta không thể tắm nắng hút đất mà sinh tồn, thế nhưng tương đồng với cái cây, con người cũng phải cạnh tranh lẫn nhau ở cùng một số tài nguyên nhất định. Các công ty bán kem cạnh tranh cùng một lượng người mua kem, các tác giả sách cạnh tranh để trở thành đầu sách bán chạy, những vận động viên cạnh tranh lẫn nhau để có huy chương vàng…
Trông có vẻ bình thường, thế nhưng sự khác biệt, thành công hay thất bại đôi khi chỉ là một thứ gì đó rất nhỏ. Giống như hai công ty bán kem, một công ty có được lợi thế từ đó khách hàng nhiều hơn và họ chiếm lĩnh thị trường mặc dù cả 2 cùng kinh doanh một sản phẩm và có định hướng phát triển tương đồng. (Ví dụ thế)
Người thắng cuộc sẽ có tất cả, vinh quang, tiền bạc cùng cảm giác chiếm lĩnh thị trường.
Hãy liên tưởng tới các vận động viên thi bơi mà xem, đôi khi họ cách nhau chỉ 1 phần 50 giây, một thứ quá nhỏ nhưng lại quyết định người thắng, kẻ bại. Trong thế giới con người, xếp vị trí thứ 2 là thua cuộc, chỉ có người dẫn đầu mới sở hữu mọi thứ.
Tất nhiên, không phải bất kì thứ gì trong đời người thắng cuộc đều có tất cả, nhưng đại đa số là thế, cái này chắc mọi người hiểu mà, phải không nào? Điều cần nhấn mạnh chính là chỉ với một lợi thế rất nhỏ ban đầu, một cá nhân hay tập thể có thể vương tới thành công vượt trội.
Từ người thắng có tất cả tới người thắng có đa số
Trong các cuộc thi sắc đẹp hay ca hát, hay bất kì cuộc thi nào. Bạn có thấy rằng đa số đó chỉ có người vô địch mới được chú ý? Tài năng của họ với người thứ 2 có thể không chênh lệch quá nhiều, nhưng sau cuộc thi, họ sẽ có phần lớn sự quan tâm. Chẳng ai muốn mời một ca sĩ xếp hạng 2 ở một cuộc thi trong khi họ có thể mời người dẫn đầu.
Nếu một công ty công nghệ tìm thấy công nghệ mới đột phá hơn đối thủ, người dùng sẽ mua sản phẩm của họ nhiều hơn. Từ đó công ty này sẽ có nhiều tiền hơn và có khả năng đầu tư để tìm thêm nhiều công nghệ mới, từ đó lại bán được nhiều sản phẩm hơn và rồi lại có nhiều tiền hơn để đầu tư vào công nghệ mới và rồi lại bán được nhiều sản phẩm hơn… Vòng quay lặp lại, hiểu chứ? (Thế nhưng, điều này chỉ đúng nếu họ giữ được phong độ đều đặn trong suốt hành trình, chứ họ không chỉ dùng cái thương hiệu quả táo để hút người dùng).
Quay lại với chủ đề ban đầu, vì sao có một số người, nhóm hay tổ chức chiếm được phần lớn những thứ tuyệt vời trong cuộc sống?
Quy tắc 1%
Lợi thế nhỏ thời điểm ban đầu có thể tích luỹ để trở thành khác biệt lớn theo thời gian. Đây là một trong những lý do vì sao thói quen tốt lại quan trọng. Những con người, tổ chức làm được nhiều thứ đúng, đều đặn sẽ có cơ hội thành công cao hơn và chiếm hữu được nhiều thứ hơn theo thời gian.
Bạn chỉ cần có một chút gì đó hơn đối thủ, giỏi hơn một chút so với đồng nghiệp, nhưng nếu giữ được phong độ cùng sự "giỏi" này đều đặn, ngày qua ngày bạn có thể xoay vòng sự thành công của mình và cứ một lần bỏ xa đối thủ hơn một chút. Và theo như hiệu ứng người thắng có tất cả, bạn sẽ hài lòng với nỗ lực của mình.
Chúng ta có thể gọi đây là quy tắc 1%, chỉ với 1% vượt trội bạn sẽ là người có tất cả, không cần phải vỗ ngực "tôi giỏi gấp đôi ông sếp!" để thành công, chỉ cần 1%, một thứ gì đó rất nhỏ thôi.
Tất nhiên, để có được sự vượt trội, chiếm lĩnh khi trường hay làm chúa tể rừng xanh như chiếc cây bé xíu bên trên, bạn cần giữ vững phong độ và có đủ thời gian để phát triển chính mình, thế nhưng chỉ với khác biệt nhỏ, lợi thế nhỏ là quá đủ để gặt hái thành quả lớn.
Mr. Chiến rất mong được kết bạn giao lưu, chia sẽ và trao đổi kiến thức thương hiệu, tên miền và ý tưởng khởi nghiệp với các bạn gần xa! Hãy kết nối và chia sẽ đam mê cùng Mr. Chiến nhé!
Và hãy comment bên dưới cho tôi biết bạn nghĩ gì về điều này nhé!
Chúc bạn Sức khỏe và thành công!
NguyenDinhChien.Com - Uy Tín & Giá Trị
PS: Là dân kinh doanh kiếm tiền, Ý kiến của bạn như nào về quan điểm của mình?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét