Sử dụng tên miền cũ là cách làm được
nhiều người làm vì nó tận dụng được nhiều thế mạnh của tên miền cũ đã
qua sử dụng như: Đã được nhiều người biết đến, đã được Google index, đã
có độ trust trên công cụ tìm kiếm và hàng loạt chỉ số tốt khác phục vụ
cho việc tên miền được ưu tiên xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Nhưng nếu tên miền mà bạn đang muốn mua lại vẫn đang thuộc quyền sở hữu
của người khác thì bạn phải đàm phán với chủ sở hữu tên miền để “sang
tên đổi chủ” và trước khi đàm phán mua lại tên miền, bạn cần phải tìm
hiểu rõ về tên miền đó và bạn có thể dựa vào 6 tiêu chí sau để đánh giá 1
tên miền trước khi quyết định mua lại:
Mua tên miền cũ cần lưu ý những gì ?
1. Xác định tên miền cần mua thuộc loại nào.
– Tên miền thương hiệu: Tên miền thương
hiệu như một sự lựa chọn bắt buộc của những doanh nghiệp lớn, phải mua
lại để bảo vệ thương hiệu trên internet. Tên miền thương hiệu sẽ là tên
miền có giá cao khi chuyển nhượng. Bản thân các doanh nghiệp lớn tại
Việt Nam đã phải chi tiền tỷ để mua lại tên miền thương hiệu. Như vậy có
nghĩa là tên miền thương hiệu như một sự lựa chọn bắt buộc của những
doanh nghiệp lớn, phải mua lại để bảo vệ thương hiệu trên internet. Tên
miền thương hiệu sẽ là tên miền có giá cao khi chuyển nhượng.
– Tên miền theo ý tưởng dự án, kinh doanh: Tên miền dạng này sẽ thực sự ý nghĩa cho các ý tưởng độc đáo theo dự án, theo trend
– Tên miền từ khóa hot: Tên miền chứa từ
khóa được tìm kiếm nhiều, cạnh tranh cao và rất có lợi khi các công cụ
tìm kiếm ưu tiên xếp hạng các website có từ khóa có trong root domain
Pagerank là một tiêu chí rất đặc biệt được đánh giá bởi Google để xếp hạng tầm quan trọng của một trang web hoặc một website. Nó là một trong những động lực chính của SEO và cũng là một yếu tố rất quan trọng để phân tích giá trị tổng thể của một trang web. Với những tên miền có PR cao được đánh giá cao hơn và sẽ đắt giá hơn.
3. Tuổi đời của tên miền
Để đánh giá đúng tiêu chí này, bạn cần
xác định rõ ngày tên miền được đưa vào sử dụng, ngày Google index lần
đầu tiên. Tránh nhầm lẫn với ngày đăng ký tên miền. Tuổi đời càng cao,
tên miền càng có giá trị.
Bạn có thể dùng công cụ seo quake để kiểm tra chỉ số này
4. DA (Domain Authority)
Domain Authority là 1 chỉ số của Tên
miền nó giống như Google Pagerank hay AlexaRank, DA được phân tích tổng
hợp từ Alexarank, Pagarank và Backlinks. Nói một cách khác nếu domain có
chỉ số DA cao có nghĩa là cũng có Pagarank, Alexarank hay Backlink cao
Chỉ số DA có thang điểm từ 0 – 100
– DA từ 20-30 là bình thường
– 40-70 là những tên miền/website có lượng truy cập lớn và phát triển mạnh mẽ, alexa dưới 1 triệu
– Còn từ 70-100 thì phải là những cộng đồng lớn, những domain/ site mạnh ở nội dung và index google lớn hơn 1 triệu. Thuộc top site alexa 10.000.
– DA từ 20-30 là bình thường
– 40-70 là những tên miền/website có lượng truy cập lớn và phát triển mạnh mẽ, alexa dưới 1 triệu
– Còn từ 70-100 thì phải là những cộng đồng lớn, những domain/ site mạnh ở nội dung và index google lớn hơn 1 triệu. Thuộc top site alexa 10.000.
Để check DA bạn có thể sử dụng công cụ SEO MOZ
– Kiểm tra lịch sử của website có tốt hay không
– Kiểm tra website có dính các thuật toán của Google hay không
– Kiểm tra website có được Google Index không
– Kiểm tra xu hướng bất thường, có lợi cho tương lai hay không
– Kiểm tra tên miền có bị liêt vào danh sách Black List của Google Adsense hay không.
6. Định giá tên miền
Sau khi đã đánh giá về tên miền, bạn
cũng rất khó để đưa ra cái giá cho tên miền đó. Bởi lẽ, hiện nay vẫn
chưa có công cụ nào định giá tên miền một cách rõ ràng chính xác.
Cũng có một số công cụ định giá tên miền
dựa phân tích kỹ thuật về các thông số của tên miền (Traffic, Index,
Backlink, Google Pagerank, Alexa Rank, ) để bạn tham khảo như:
Với những tên miền theo từ khóa, thì
việc định giá cũng dễ dàng hơn so với tên miền thương hiệu. Chúng ta
phân tích cơ bản, kết hợp kinh nghiệm cộng với một vài kỹ thuật phân
tích nhu cầu, xu hướng của thị trường trong tương lai về từ khóa đó–>
từ đó có thể đưa ra một mức giá mà ta cho rằng là hợp lý là OK.
Còn với những tên miền theo bạn nó có
giá trị lớn từ vài chục đến vài trăm triệu thì chúng ta có thể áp dụng
chiến thuật là không ra giá trước, hãy chờ người bán ra giá và đàm phán
để được giá tốt nhất. Và nên nhớ rằng cảm xúc của bạn lại là điểm yếu
khi giao dịch, nó phụ thuộc vào nhu cầu bạn có thực sự muốn mua nó, có
“yêu thích” nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét