Đăng ký tên miền là một trong những bước đi đầu tiên để thành lập một doanh nghiệp (DN) mới. Đó là bởi vì tên miền được lựa chọn sẽ đại diện cho DN trên Internet và đồng thời cũng sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.
Nhưng sau khi đã có được tên miền đó, DN cần phải làm gì? Dưới đây là 3 cách sử dụng tên miền phổ biến hiện nay:
1. Thiết lập một địa chỉ email mang thương hiệu của công ty
Địa
chỉ web cũng có thể là địa chỉ email của DN. Một địa chỉ email mang
thương hiệu công ty có thể mang đến cho DN và toàn thể nhân viên một
kênh truyền thông mang hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp hơn trước
khách hàng, đồng thời còn là cách thức marketing miễn phí về công ty.
Trong một cuộc khảo sát năm 2015, 74% số người tiêu dùng cho biết, họ
tin tưởng một địa chỉ email mang thương hiệu của công ty hơn so với một
địa chỉ email miễn phí. Việc thiết lập địa chỉ email đó cũng hết sức dễ
dàng. Nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cũng có thể giúp DN thiết
lập địa chỉ email một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Bắt đầu xây dựng một website
Website
là một trong những công cụ tốt nhất để phát triển DN. Hiện nay, việc
xây dựng một trang web dễ dàng hơn nhiều so với những gì mọi người
thường nghĩ. Mặc dù sự hiện diện trên mạng xã hội cũng mang lại hiệu quả
rất cao, nhưng có thể lại không đảm bảo cùng một mức độ về cơ hội
marketing hoặc độ tin cậy mà một website mang lại. Trên thực tế, trong
một cuộc khảo sát năm 2015, 77% số người tiêu dùng tin rằng website góp
phần nâng cao mức độ tin tưởng vào DN.
DN có thể bắt đầu với một
website chỉ có một trang đơn giản rồi từng bước mở rộng khi DN phát
triển. Các công cụ tự làm, dễ sử dụng cho phép các chủ DN tạo ra những
trang web của mình và hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều cung cấp các
dịch vụ trọn gói với mọi yếu tố cần thiết để xây dựng và duy trì website
(ví dụ như tên miền, web hosting, các mẫu thiết kế).
Nhiều DN
cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cảm thấy rằng thông thường, tất cả những
gì họ cần là một website có từ một đến bốn trang trong đó bao gồm phần
thông tin chung, địa chỉ liên hệ, thông tin về các sản phẩm/dịch vụ,
biểu tượng và đường link mạng xã hội cũng như những cảm nhận (comment)
của khách hàng.
Nếu DN có kế hoạch mở một cửa hàng trực tuyến,
hoặc yêu cầu phát nội dung video hoặc các nội dung đa phương tiện khác
thì có thể cần phải có một trang web mạnh mẽ hơn. Ví dụ như bổ sung thêm
các chức năng thương mại điện tử vào trang web để có thể nhận đơn đặt
hàng, xử lý thanh toán và cung cấp hỗ trợ khách hàng. Các công cụ tự xây
dựng trang web như là Weebly hoặc Wix, cũng có các mô-đun chức năng mà
DN có thể bổ sung vào bất cứ lúc nào hoặc một đơn vị phát triển trang
web có thể đảm nhiệm việc tích hợp chức năng mới.
Kể cả khi DN
không có kế hoạch bán sản phẩm trực tuyến thông qua chức năng thương mại
điện tử thông thường thì việc cho phép thu hút và xử lý thông tin khách
hàng tiềm năng, như là danh sách đăng ký nhận email trên website hoặc
trang mạng xã hội để thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng và sau
này có thể giao dịch bán hàng với họ cũng có thể là một ý tưởng hay.
3. Xây dựng thương hiệu cho hiện diện trên mạng xã hội
Nếu
trang chủ DN hiện đang nằm trên một trang mạng xã hội như là Facebook,
thì rất có thể là địa chỉ trang web được cung cấp cho DN được gắn với
thương hiệu của một nền tảng công nghệ nhất định chứ không phải là với
DN. Các URL thường rất dài và không dễ nhớ, làm cho việc tiếp thị trang
mạng xã hội với khách hàng trở nên khó khăn. DN có thể thay đổi điều đó
bằng cách sử dụng tên miền như là địa chỉ web của trang mạng xã hội của
mình. Tính năng này được gọi là chuyển tiếp web (web forwarding) hoặc
tái định tuyến (redirecting). Giải pháp này mang lại cho DN một địa chỉ
mạng dễ nhớ và giúp DN xây dựng thương hiệu cũng như sử dụng nó trong
các chiến dịch marketing của mình.
Để bắt đầu web forwarding, hãy
đăng nhập vào tài khoản (nơi mà DN đã đăng ký tên miền của mình) và thay
đổi các tham số cài đặt tên miền đó. Thông thường, nhà cung cấp mà DN
đã đăng ký tên miền cũng có thể giúp DN thực hiện chuyển tiếp web.
DN
có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu bằng tên miền của mình ngay lập
tức. Bổ sung tên miền đó vào các nền tảng mạng xã hội mà khách hàng hay
truy cập cũng như các danh bạ trực tuyến nơi tên DN được niêm yết. Bằng
cách đó, cho dù là khách hàng tìm thấy DN ở đâu trong môi trường trực
tuyến thì DN luôn có thể định tuyến họ đến với sự hiện diện trên không
gian mạng của mình.
Tương tự như vậy, hãy thêm địa chỉ web của DN
vào thiệp chức danh (name-card), nội dung quảng cáo, chữ ký email, tờ
rơi, bản tin và những tài liệu khác mà DN sẽ gửi đến khách hàng. Đó là
một cách thức tuyệt vời để quảng bá thương hiệu của DN trên môi trường
ngoại tuyến và mang đến cho khách hàng tiềm năng một cách thức dễ dàng
để tìm hiểu và kết nối với DN. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy rằng
64% số người tiêu dùng thích mua sản phẩm, dịch vụ của những DN mà họ
có thể liên hệ trên mạng.
Trong thế giới lấy mạng Internet làm
trung tâm hiện nay, nhiều người sử dụng web để tìm kiếm và tìm hiểu về
các sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, cách khách hàng nhớ về DN là một bước
đi quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng thương hiệu trực tuyến mà
còn để tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Theo Verisign
0 nhận xét:
Đăng nhận xét