Truy cập vào legebdeecoffee.com, trang web giống thương hiệu cà phê chồn của Trung Nguyên thì lại thấy hình ảnh quảng bá cho một loại cà phê khác và thông tin chủ sở hữu cũng là một người xa lạ.
Alexander Nguyen, chủ nhân của legendeecoffee.com, cũng là người đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu Legendeecoffee tại Mỹ. Nếu ông được cấp chứng nhận, Trung Nguyên sẽ vấp phải một rào cản lớn nếu muốn xuất cà phê chồn thương hiệu Legendee vào Mỹ.
Trung Nguyên đầu tư cho việc quảng bá loại cà phê chồn này rất nhiều (theo một con số thống kê không chính thức thì chi phí đến nay đã vào khoảng 100 tỉ đồng). Tham vọng đi ra thị trường thế giới cũng không phải là mới mẻ đối với ông chủ của Trung Nguyên, chính vì thế, những vị trí đắc địa có giá thuê từ 25-50 ngàn USD/năm ở sân bay Tân Sơn Nhất đều có biển quảng cáo cho cà phê Legendee. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là Trung Nguyên lại chưa đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu này tại Mỹ.
Trao đổi với báo chí, những "người trong cuộc" đã nêu rõ quan điểm của mình.
Ông Nguyễn Trọng Khoa - người đầu cơ tên miền legendeecoffee.com:
* Việc Trung Nguyên mất tên miền legendeecoffee.com có liên quan đến anh?
- Đúng. Tên miền legendeecoffee.com do tôi mua và mới bán cho Alexander Nguyen.
* Tại sao anh không bán lại cho Trung Nguyên?
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ không có ý định mua. Trước khi bài báo đầu tiên đưa tin Trung Nguyên bị mất tên miền legendeecoffee.com, tôi đã nhận được điện thoại đề nghị mua lại tên miền từ một người đàn ông lạ. Người này dùng điện thoại bàn gọi cho tôi và xưng là nhân viên của Công ty Cà phê Thu Hà, đặt vấn đề mua lại tên miền legendeecoffee.com. Tôi từ chối. Sau đó, tôi liên hệ Tổng đài 1080 thuộc Bưu điện TP.HCM thì biết đó là số máy của Trung Nguyên.
Tôi mua và bán tên miền legendeecoffee.com là muốn lấy Trung Nguyên để truyền thông điệp về tầm quan trọng của tên miền thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp khác. Công ty Unilever là một điển hình cho các doanh nghiệp khác học hỏi. Sản phẩm nào của họ cũng đều được công ty đầu tư mua tất cả các tên miền liên quan. Đó là cách họ ngăn chặn những đối thủ muốn lợi dụng tên miền đó để quảng cáo cho họ hoặc bôi nhọ Unilever.
* Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Legend Coffee tại Mỹ có phải anh làm?
- Nếu nói toàn bộ sự việc này là ai làm thì tôi xin trả lời: ”Tôi làm đấy!”, kể cả trước mặt anh Vũ. Nhưng tôi không ép Trung Nguyên để lấy số tiền lớn mà chỉ muốn họ nhìn thấy lỗ hổng nghiêm trọng. Rất tiếc, cách xử lý vấn đề của họ khiến sự việc bị đẩy đi xa hơn.
Alexander Nguyen là người quen của tôi trên mạng. Anh này làm việc cho một hãng công nghệ lớn ở Mỹ và hiểu giá trị của tên miền và bản quyền. Anh hỏi mua lại tên miền này và tôi đã khuyến khích anh đi đăng ký bảo hộ bản quyền. Tôi chỉ muốn các doanh nghiệp khác đừng để bị tương tự như Trung Nguyên khi để các cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký hết bản quyền thương hiệu, tên miền thương hiệu thì khi đó doanh nghiệp chỉ còn đường sản xuất và bán trong nước, tự cung tự cấp lẫn nhau mà thôi. Trong khi đó, đăng ký bản quyền hoặc mua tên miền rất rẻ.
* Theo anh, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp tình trạng giống như Trung Nguyên không?
- Rất nhiều. Kể cả những doanh nghiệp rất lớn cũng đang gặp trường hợp này. Thậm chí, nhiều tập đoàn bất động sản lớn, có nhiều trung tâm thương mại và khu du lịch lớn còn công khai tên các dự án trong tương lai lên mạng mà không thèm đi mua tên miền trước.
* Theo anh, Trung Nguyên còn đường thoát nào?
- Cách thứ nhất, Trung Nguyên bỏ thương hiệu Legendee Coffee và đặt cho dòng sản phẩm này một cái tên khác. Cách thứ hai, có thể tốt hơn: Trung Nguyên nên xúc tiến sớm việc mua lại tên miền legendeecoffee.com và bản quyền sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ, và chắc chắn phải trả một cái giá không thấp. Tôi có thể làm cầu nối giúp Trung Nguyên làm việc với anh Alexander Nguyen nhằm khắc phục vấn đề này.
Bà Phạm Thị Điệp Giang, Phó giám đốc Truyền thông Trung Nguyên:
* Quan điểm của Trung Nguyên về vụ việc này như thế nào?
- Đây chỉ là một dạng quấy rối. Chúng tôi quảng bá cho Legendee Coffee rất nhiều, hình ảnh ở khắp mọi nơi sang trọng, sản phẩm Legendee không đủ để bán. Có thể những điều này khơi gợi lòng tham một số người, khiến họ hành động như thế.
Tuy nhiên, theo đúng Luật Bảo hộ Thương hiệu của Mỹ, phải mất 12 - 18 tháng để xét văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu. Sau thời gian xem xét, nếu thấy không có vấn đề gì vướng mắc thì cơ quan thẩm quyền mới trao quyền cho người đã đăng ký.
Kể cả khi đã được cấp giấy chứng nhận, người chủ vẫn có thể gặp rắc rối nếu như trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy có phát sinh vấn đề kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp. Trong trường hợp này, chúng tôi hoàn toàn có thể gửi đơn kiện sang Mỹ có khả năng thắng. Chúng tôi có nhiều bằng chứng, ví dụ như những đơn hàng đã bán sản phẩm này trong 2 năm 2009 và 2010.
* Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu Legendee chưa?
- Tháng tới Trung Nguyên sẽ được cấp quyền độc quyền thương hiệu tại Việt Nam. Công ty cũng tiến hành song song việc đăng ký tại Mỹ. Chúng tôi đang hợp tác với một số đơn vị tư vấn luật để họ giúp về vấn đề pháp lý. Họ đã có kinh nghiệm cùng chúng tôi đồng hành trong việc đăng ký và lấy lại những thương hiệu nổi tiếng của chúng tôi trên thị trường quốc tế như Trung Nguyên, G7.
* Anh Nguyễn Trọng Khoa và Trung Nguyên tiếp xúc với nhau chưa?
- Chưa hề. Chúng tôi có nhận được thông tin là anh Khoa nói sẽ biếu không tên miền đó cho Trung Nguyên. Nhưng trên thực tế, anh ta đã bán nó. Nếu là một người có thực tâm với thương hiệu Việt như anh ta nói thì có nhiều cách để giúp đỡ, khác với cách đã làm, đó là đi bán và sau đó mới nói thông qua một tờ báo.
* Trung Nguyên có tiếp tục xuất khẩu cà phê sang Mỹ?
- Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục xuất sản phẩm một cách bình thường. Chúng tôi đã có tên miền legendee.com, không cần mua thêm những tên miền khác như legendeecoffee.com. Chúng tôi đã xây căn nhà của mình thì phải lo sao cho nó được vững chãi, đẹp đẽ chứ không thể mua cả dãy phố xung quanh chỉ để đảm bảo căn nhà của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Legendee tại Mỹ và trên thị trường quốc tế.
|
Cà phê Legendee được quảng cáo ở nhiều nơi |
Trao đổi với báo chí, những "người trong cuộc" đã nêu rõ quan điểm của mình.
Ông Nguyễn Trọng Khoa - người đầu cơ tên miền legendeecoffee.com:
* Việc Trung Nguyên mất tên miền legendeecoffee.com có liên quan đến anh?
- Đúng. Tên miền legendeecoffee.com do tôi mua và mới bán cho Alexander Nguyen.
* Tại sao anh không bán lại cho Trung Nguyên?
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ không có ý định mua. Trước khi bài báo đầu tiên đưa tin Trung Nguyên bị mất tên miền legendeecoffee.com, tôi đã nhận được điện thoại đề nghị mua lại tên miền từ một người đàn ông lạ. Người này dùng điện thoại bàn gọi cho tôi và xưng là nhân viên của Công ty Cà phê Thu Hà, đặt vấn đề mua lại tên miền legendeecoffee.com. Tôi từ chối. Sau đó, tôi liên hệ Tổng đài 1080 thuộc Bưu điện TP.HCM thì biết đó là số máy của Trung Nguyên.
Tôi mua và bán tên miền legendeecoffee.com là muốn lấy Trung Nguyên để truyền thông điệp về tầm quan trọng của tên miền thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp khác. Công ty Unilever là một điển hình cho các doanh nghiệp khác học hỏi. Sản phẩm nào của họ cũng đều được công ty đầu tư mua tất cả các tên miền liên quan. Đó là cách họ ngăn chặn những đối thủ muốn lợi dụng tên miền đó để quảng cáo cho họ hoặc bôi nhọ Unilever.
* Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Legend Coffee tại Mỹ có phải anh làm?
- Nếu nói toàn bộ sự việc này là ai làm thì tôi xin trả lời: ”Tôi làm đấy!”, kể cả trước mặt anh Vũ. Nhưng tôi không ép Trung Nguyên để lấy số tiền lớn mà chỉ muốn họ nhìn thấy lỗ hổng nghiêm trọng. Rất tiếc, cách xử lý vấn đề của họ khiến sự việc bị đẩy đi xa hơn.
Alexander Nguyen là người quen của tôi trên mạng. Anh này làm việc cho một hãng công nghệ lớn ở Mỹ và hiểu giá trị của tên miền và bản quyền. Anh hỏi mua lại tên miền này và tôi đã khuyến khích anh đi đăng ký bảo hộ bản quyền. Tôi chỉ muốn các doanh nghiệp khác đừng để bị tương tự như Trung Nguyên khi để các cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký hết bản quyền thương hiệu, tên miền thương hiệu thì khi đó doanh nghiệp chỉ còn đường sản xuất và bán trong nước, tự cung tự cấp lẫn nhau mà thôi. Trong khi đó, đăng ký bản quyền hoặc mua tên miền rất rẻ.
* Theo anh, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp tình trạng giống như Trung Nguyên không?
- Rất nhiều. Kể cả những doanh nghiệp rất lớn cũng đang gặp trường hợp này. Thậm chí, nhiều tập đoàn bất động sản lớn, có nhiều trung tâm thương mại và khu du lịch lớn còn công khai tên các dự án trong tương lai lên mạng mà không thèm đi mua tên miền trước.
* Theo anh, Trung Nguyên còn đường thoát nào?
- Cách thứ nhất, Trung Nguyên bỏ thương hiệu Legendee Coffee và đặt cho dòng sản phẩm này một cái tên khác. Cách thứ hai, có thể tốt hơn: Trung Nguyên nên xúc tiến sớm việc mua lại tên miền legendeecoffee.com và bản quyền sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ, và chắc chắn phải trả một cái giá không thấp. Tôi có thể làm cầu nối giúp Trung Nguyên làm việc với anh Alexander Nguyen nhằm khắc phục vấn đề này.
Bà Phạm Thị Điệp Giang, Phó giám đốc Truyền thông Trung Nguyên:
* Quan điểm của Trung Nguyên về vụ việc này như thế nào?
- Đây chỉ là một dạng quấy rối. Chúng tôi quảng bá cho Legendee Coffee rất nhiều, hình ảnh ở khắp mọi nơi sang trọng, sản phẩm Legendee không đủ để bán. Có thể những điều này khơi gợi lòng tham một số người, khiến họ hành động như thế.
Tuy nhiên, theo đúng Luật Bảo hộ Thương hiệu của Mỹ, phải mất 12 - 18 tháng để xét văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu. Sau thời gian xem xét, nếu thấy không có vấn đề gì vướng mắc thì cơ quan thẩm quyền mới trao quyền cho người đã đăng ký.
Kể cả khi đã được cấp giấy chứng nhận, người chủ vẫn có thể gặp rắc rối nếu như trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy có phát sinh vấn đề kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp. Trong trường hợp này, chúng tôi hoàn toàn có thể gửi đơn kiện sang Mỹ có khả năng thắng. Chúng tôi có nhiều bằng chứng, ví dụ như những đơn hàng đã bán sản phẩm này trong 2 năm 2009 và 2010.
* Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu Legendee chưa?
- Tháng tới Trung Nguyên sẽ được cấp quyền độc quyền thương hiệu tại Việt Nam. Công ty cũng tiến hành song song việc đăng ký tại Mỹ. Chúng tôi đang hợp tác với một số đơn vị tư vấn luật để họ giúp về vấn đề pháp lý. Họ đã có kinh nghiệm cùng chúng tôi đồng hành trong việc đăng ký và lấy lại những thương hiệu nổi tiếng của chúng tôi trên thị trường quốc tế như Trung Nguyên, G7.
* Anh Nguyễn Trọng Khoa và Trung Nguyên tiếp xúc với nhau chưa?
- Chưa hề. Chúng tôi có nhận được thông tin là anh Khoa nói sẽ biếu không tên miền đó cho Trung Nguyên. Nhưng trên thực tế, anh ta đã bán nó. Nếu là một người có thực tâm với thương hiệu Việt như anh ta nói thì có nhiều cách để giúp đỡ, khác với cách đã làm, đó là đi bán và sau đó mới nói thông qua một tờ báo.
* Trung Nguyên có tiếp tục xuất khẩu cà phê sang Mỹ?
- Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục xuất sản phẩm một cách bình thường. Chúng tôi đã có tên miền legendee.com, không cần mua thêm những tên miền khác như legendeecoffee.com. Chúng tôi đã xây căn nhà của mình thì phải lo sao cho nó được vững chãi, đẹp đẽ chứ không thể mua cả dãy phố xung quanh chỉ để đảm bảo căn nhà của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Legendee tại Mỹ và trên thị trường quốc tế.
Nguồn: NCĐT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét