(VTC News) – Để tránh tranh chấp tên miền tiếng Việt gắn liền với tên thương hiệu, các doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nên đồng thời đăng ký tên miền tiếng Việt thương hiệu của mình.
Từ 10/1/2011, thông tư 189/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ internet của Việt Nam có hiệu lực. Theo đó, phí đăng ký lần đầu và duy trì tên miền tiếng Việt hoàn toàn miễn phí đã tạo ra “làn sóng” đăng ký mới. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ xảy ra tranh chấp khi doanh nghiệp không nhận thức được việc cần thiết phải đăng ký tên miền tiếng Việt cho thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu, nhãn hiệu trên mạng bị người khác đăng ký trước.
Liên quan đến việc đăng ký tên miền cũng như giải quyết khi có tranh chấp về tên miền tiếng Việt, VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC).
-Thưa ông, sau khi thông tư 189 có hiệu lực, số lượng đăng ký tên miền tiếng Việt có đột biến như thế nào?
- Sau khi biểu phí mới được áp dụng chính thức từ 10/1/2011, nhu cầu sử dụng tên miền tiếng Việt tăng lên đáng kể. Chỉ trong 3 ngày đầu từ 10 – 13/1 đã có hơn 1.000 chủ thể đăng ký tên miền tiếng Việt. Đây là giai đoạn ưu tiên dành cho các tổ chức Đảng, Nhà nước, các chủ nhãn hiệu, thương hiệu doanh nghiệp. Qua việc này, có thể thấy tên miền tiếng Việt đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Những động thái đó thể hiện nhu cầu về tên miền tiếng Việt đã có thay đổi.
Cách đây 3 năm, tên miền tiếng Việt đã được cấp miễn phí kèm theo tên miền truyền thống và có tổng số khoảng hơn 5.000 tên miền đăng ký. Và hiện nay việc đăng ký tên miền tiếng Việt vẫn tăng cao.
- Người dùng từ trước đến nay vẫn quen với tên miền không dấu theo ký tự La Tinh. Hơn nữa, liệu người Việt ở nước ngoài có nhu cầu truy cập vào website có địa chỉ tên miền tiếng Việt có gặp khó khăn gì không ,thưa ông?
- Trong giai đoạn đầu từ năm 2003 thì có vấn đề về phông chữ và tích hợp trong các trình duyệt. Nhưng hiện nay, hầu hết các trình duyệt đều hỗ trợ tên miền đa ngữ không chỉ tên miền tiếng Việt. Như vậy có thể gõ tên miền tiếng Việt có dấu trên thanh địa chỉ của các trình duyệt này kể cả IE, FireFox, Safari.
Như vậy, công cụ để hỗ trợ truy vấn rất thuận lợi, giờ chỉ còn thói quen của người sử dụng nữa. Tuy nhiên, lượng đăng ký gần đây có dấu hiệu thói quen này dần thay đổi. Có tên miền tiếng Việt đồng nghĩa với việc tiếng Việt trên internet được thể hiện sự rõ ràng hơn. Tên miền tiếng Việt thể hiện sự minh bạch trong tên sản phẩm dịch vụ. Ví dụ tên sản phẩm nem chua rất nổi tiếng của Đà Nẵng là tré bà Đệ nếu viết không dấu thì không hiểu được (hiện có tên miền trebade.com – PV).
Tên miền tiếng Việt đáp ứng nhu cầu tạo một môi trường thuần Việt trên internet. Do đó tùy từng nhu cầu sử dụng để định hình đăng ký và duy trì loại tên miền nào cho phù hợp. Hơn nữa tên miền tiếng Việt còn có mục đích nhắm tới tới bà con vùng sâu vùng xa.
- Được biết tên miền tiếng Việt chỉ có 1 đến 2 ký tự dự đoán sẽ rất được chuộng. Vậy, điều kiện để được cấp sử dụng tên miền này như thế nào, thưa ông?
- Hiện tại, chúng tôi chưa trển khai cấp phép tên miền 1 ký tự, 2 ký tự tiếng Việt. Vì theo luật Viễn thông khi nhu cầu sử dụng cao hơn nhu cầu phân bổ thì sẽ thực hiện đấu giá. Trong giai đoạn này, để cấp phát tên miền 1, 2 ký tự .vn thì đang chờ hướng dẫn về đấu giá, chuyển nhượng cũng như các quy định khác.
- Trước đây từng có vụ tranh chấp giữa Google và một cá nhân người Việt Nam đăng ký tên miền quangcaogoogle.com. Như vậy, cũng không tránh khỏi những tranh chấp tên miền tiếng Việt có thể xảy ra. Vậy khi có tranh chấp vì thương hiệu, nhãn hiệu của một công ty này bị người khác đăng ký trước tên miền trước thì cách giải quyết sẽ như thế nào?
- Việc đăng ký tên miền theo thông lệ quốc tế, ai đăng ký trước cấp trước, không phân biệt bất kể tên miền nào. Và quan trọng là quốc tế và Việt Nam đều quy định rằng tên miền không phải là đối tượng bảo hộ của sở hữu trí tuệ. Như vậy, có thể nói tên miền so với nhãn hiệu, thương hiệu, tên sản phẩm hàng hóa là 2 lĩnh vực tách biệt. Nên không có khái niệm 1 chủ thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở đời thực thì được quyền có tên miền trên internet.
Do đó, nếu xảy ra tranh chấp, thì giải quyết theo luật CNTT quy định rõ 1 trong 3 cách giải quyết: Tự thương lượng hòa giải, khởi kiện ra tòa án hoặc thông qua trọng tài. VNNIC sẽ chỉ tuân theo quyết định của bản án cuối cùng để thực hiện giữ nguyên tên miền hoặc thu hồi tên miền để cấp lại cho bên thắng kiện.
- Ông có khuyến cáo gì cho các doanh nghiệp để tránh có những sự cố về tranh chấp tên miền tiếng Việt?
- Hãy đăng ký ngay tên miền tiếng Việt để bảo vệ thương hiệu của mình trên mạng theo đúng quy định. Song song với đăng ký nhãn hiệu thương hiệu hãy nghĩ đến việc đăng ký tên miền trên mạng để được bảo hộ.
- Có ý kiến cho rằng phí đăng ký tên miền khi sử dụng ban đầu và duy trì của Việt Nam vẫn cao hơn với việc đăng ký sử dụng tên miền quốc tế, ông nhận xét gì về nhận định này?
- Theo Thông tư 189, tên miền giảm từ 30 – 70%, thậm chí có tên miền giảm gần 100%. Theo thông lệ chung, tên miền cũng chia làm các loại tên miền “đặc sản” và tên miền “bình dân”. Do đó, tùy nhu cầu sử dụng mà đăng ký loại tên miền nào cho phù hợp.
Đăng ký tên miền giá rẻ sẽ liên quan đến quyền được bảo hộ về kỹ thuật và luật pháp đến mức nào. Nếu không được bảo hộ thì sẽ có nguy cơ bị mất. Riêng với tên miền .vn, đơn vị sử dụng sẽ bảo vệ qua hệ thống pháp luật, kỹ thuật… Đây chính là sức hút để tên miền .vn tăng trong những năm qua.
-Xin cảm ơn ông!
Từ 10/1/2011, thông tư 189/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ internet của Việt Nam có hiệu lực. Theo đó, phí đăng ký lần đầu và duy trì tên miền tiếng Việt hoàn toàn miễn phí đã tạo ra “làn sóng” đăng ký mới. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ xảy ra tranh chấp khi doanh nghiệp không nhận thức được việc cần thiết phải đăng ký tên miền tiếng Việt cho thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu, nhãn hiệu trên mạng bị người khác đăng ký trước.
Liên quan đến việc đăng ký tên miền cũng như giải quyết khi có tranh chấp về tên miền tiếng Việt, VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC).
-Thưa ông, sau khi thông tư 189 có hiệu lực, số lượng đăng ký tên miền tiếng Việt có đột biến như thế nào?
Ông Trần Minh Tân: "Việc đăng ký tên miền theo thông lệ quốc tế, ai đăng ký trước cấp trước, không phân biệt bất kể tên miền nào". |
Cách đây 3 năm, tên miền tiếng Việt đã được cấp miễn phí kèm theo tên miền truyền thống và có tổng số khoảng hơn 5.000 tên miền đăng ký. Và hiện nay việc đăng ký tên miền tiếng Việt vẫn tăng cao.
- Người dùng từ trước đến nay vẫn quen với tên miền không dấu theo ký tự La Tinh. Hơn nữa, liệu người Việt ở nước ngoài có nhu cầu truy cập vào website có địa chỉ tên miền tiếng Việt có gặp khó khăn gì không ,thưa ông?
- Trong giai đoạn đầu từ năm 2003 thì có vấn đề về phông chữ và tích hợp trong các trình duyệt. Nhưng hiện nay, hầu hết các trình duyệt đều hỗ trợ tên miền đa ngữ không chỉ tên miền tiếng Việt. Như vậy có thể gõ tên miền tiếng Việt có dấu trên thanh địa chỉ của các trình duyệt này kể cả IE, FireFox, Safari.
Như vậy, công cụ để hỗ trợ truy vấn rất thuận lợi, giờ chỉ còn thói quen của người sử dụng nữa. Tuy nhiên, lượng đăng ký gần đây có dấu hiệu thói quen này dần thay đổi. Có tên miền tiếng Việt đồng nghĩa với việc tiếng Việt trên internet được thể hiện sự rõ ràng hơn. Tên miền tiếng Việt thể hiện sự minh bạch trong tên sản phẩm dịch vụ. Ví dụ tên sản phẩm nem chua rất nổi tiếng của Đà Nẵng là tré bà Đệ nếu viết không dấu thì không hiểu được (hiện có tên miền trebade.com – PV).
- Được biết tên miền tiếng Việt chỉ có 1 đến 2 ký tự dự đoán sẽ rất được chuộng. Vậy, điều kiện để được cấp sử dụng tên miền này như thế nào, thưa ông?
- Hiện tại, chúng tôi chưa trển khai cấp phép tên miền 1 ký tự, 2 ký tự tiếng Việt. Vì theo luật Viễn thông khi nhu cầu sử dụng cao hơn nhu cầu phân bổ thì sẽ thực hiện đấu giá. Trong giai đoạn này, để cấp phát tên miền 1, 2 ký tự .vn thì đang chờ hướng dẫn về đấu giá, chuyển nhượng cũng như các quy định khác.
VNNIC có cả website về tranh chấp tên miền. |
- Việc đăng ký tên miền theo thông lệ quốc tế, ai đăng ký trước cấp trước, không phân biệt bất kể tên miền nào. Và quan trọng là quốc tế và Việt Nam đều quy định rằng tên miền không phải là đối tượng bảo hộ của sở hữu trí tuệ. Như vậy, có thể nói tên miền so với nhãn hiệu, thương hiệu, tên sản phẩm hàng hóa là 2 lĩnh vực tách biệt. Nên không có khái niệm 1 chủ thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở đời thực thì được quyền có tên miền trên internet.
Do đó, nếu xảy ra tranh chấp, thì giải quyết theo luật CNTT quy định rõ 1 trong 3 cách giải quyết: Tự thương lượng hòa giải, khởi kiện ra tòa án hoặc thông qua trọng tài. VNNIC sẽ chỉ tuân theo quyết định của bản án cuối cùng để thực hiện giữ nguyên tên miền hoặc thu hồi tên miền để cấp lại cho bên thắng kiện.
- Ông có khuyến cáo gì cho các doanh nghiệp để tránh có những sự cố về tranh chấp tên miền tiếng Việt?
- Hãy đăng ký ngay tên miền tiếng Việt để bảo vệ thương hiệu của mình trên mạng theo đúng quy định. Song song với đăng ký nhãn hiệu thương hiệu hãy nghĩ đến việc đăng ký tên miền trên mạng để được bảo hộ.
- Có ý kiến cho rằng phí đăng ký tên miền khi sử dụng ban đầu và duy trì của Việt Nam vẫn cao hơn với việc đăng ký sử dụng tên miền quốc tế, ông nhận xét gì về nhận định này?
- Theo Thông tư 189, tên miền giảm từ 30 – 70%, thậm chí có tên miền giảm gần 100%. Theo thông lệ chung, tên miền cũng chia làm các loại tên miền “đặc sản” và tên miền “bình dân”. Do đó, tùy nhu cầu sử dụng mà đăng ký loại tên miền nào cho phù hợp.
Đăng ký tên miền giá rẻ sẽ liên quan đến quyền được bảo hộ về kỹ thuật và luật pháp đến mức nào. Nếu không được bảo hộ thì sẽ có nguy cơ bị mất. Riêng với tên miền .vn, đơn vị sử dụng sẽ bảo vệ qua hệ thống pháp luật, kỹ thuật… Đây chính là sức hút để tên miền .vn tăng trong những năm qua.
-Xin cảm ơn ông!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét