Nhu cầu thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp bắt đầu đưa vào “guồng quay”, với tính chuyên nghiệp hóa và mức độ hiệu quả ngày càng cao.
Theo “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009” do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) thực hiện, dự kiến ngày 12/5 sẽ chính thức tổ chức công bố, năm 2009, thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt.
Chuyên nghiệp hóa
Điểm sáng nhất trong ứng dụng thương mại điện tử năm 2009 theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, là tỷ lệ sử dụng phần mềm trong hoạt động, sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng mạnh.
Cụ thể, trong tổng số 2.004 doanh nghiệp được điều tra, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều qui mô và mức độ khác nhau.
Những năm trước, khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp mới chỉ tập trung nhiều vào các phần mềm kế toán, tuy nhiên, năm 2009, ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, nhiều đơn vị cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như: quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng…
Theo báo cáo của Cục, mặc dù chi phí cho thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm 5% chi phí của doanh nghiệp, nhưng năm 2009, trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn hàng qua phương tiện điện tử, và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử.
“Điểm ấn tượng” của thương mại điện tử trong năm vốn còn có nhiều khó khăn bởi tác động của khủng hoảng là thương mại điện tử đã phát triển, mở rộng ra khắp các tỉnh thành, chứ không còn chỉ tập trung ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM.
Có trên 53% trong tổng số 2.004 doanh nghiệp tham gia là không thuộc địa bàn Hà Nội và Tp.HCM. Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 100% các doanh nghiệp địa phương tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, mỗi doanh nghiệp có trung bình 21,5 máy tính và hầu như đều kết nối Internet và sử dụng băng thông rộng ADSL.
Cùng với đó, doanh nghiệp tại các địa phương cũng đã bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử và đầu tư tới vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng.
“Điều này cho thấy doanh nghiệp tại các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình”, Cục đánh giá.
Khơi thông nút thắt
Theo phân tích của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Nghị định số 97/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành thay cho Nghị định 55, chính là dấu mốc để tạo lập môi trường thông thoáng cho thương mại điện tử.
Vì theo phản ánh của doanh nghiệp, Nghị định 55 với các quy định cấp phép đối với các trang tin điện tử trên Internet là không khả thi và gây cản trở cho việc phát triển website – công cụ phổ thông của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp. Nên khi Nghị định 97 ban hành, nhu cầu xây dựng website doanh nghiệp đã phát triển rộng khắp hơn.
Tuy nhiên, hai vấn đề mà doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm khi tham gia thương mại điện tử là sự ràng buộc trách nhiệm khi của các bên khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Thứ hai, chứng từ giao dịch phải cần những điều kiện gì để đối chiếu và giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Để “gỡ” được nút thắt trên, thì chữ ký số được coi chính là giải pháp hiệu quả và được pháp luật thừa nhận.
Vì thế, giữa năm 2008, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia thuộc Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã được thành lập. Trung tâm này đã xây dựng và ban hành những qui định chi tiết để triển khai chứng thực chữ ký số, đồng thời đã cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho một số doanh nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Theo Cục, nhờ việc chữ ký số - phương tiện đảm bảo cho giao dịch thương mại điện tử - được cung cấp, nên nhờ đó, nhu cầu giao dịch thương mại điện tử cũng đã bắt đầu tăng mạnh hơn và đang trở thành xu hướng.
Những vẫn còn lo
Mặc dù đang bắt đầu vào guồng và trở thành xu hướng nhưng báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng cho rằng, do thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới và phát triển nhanh chóng nên việc chi tiết các qui định về giao dịch điện tử còn chậm và hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, hóa đơn điện tử, giải quyết tranh chấp…
Hơn nữa, do người dân và doanh nghiệp cũng chưa quan tâm nhiều đến các qui định liên quan dẫn đến việc thực thi pháp luật về thương mại điện tử cũng chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn e ngại và chưa mặn mà khi tham gia giao dịch thương mại điện tử vì mức độ đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tính pháp lý trong giao dịch. Trong khi đó, nhiều qui định trong về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử lại còn thấp, chưa đủ mạnh để răn đe, để tạo sự đồng thuận.
Vì thế, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng đối với mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử… góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Theo “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009” do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) thực hiện, dự kiến ngày 12/5 sẽ chính thức tổ chức công bố, năm 2009, thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt.
Chuyên nghiệp hóa
Điểm sáng nhất trong ứng dụng thương mại điện tử năm 2009 theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, là tỷ lệ sử dụng phần mềm trong hoạt động, sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng mạnh.
Cụ thể, trong tổng số 2.004 doanh nghiệp được điều tra, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều qui mô và mức độ khác nhau.
Những năm trước, khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp mới chỉ tập trung nhiều vào các phần mềm kế toán, tuy nhiên, năm 2009, ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, nhiều đơn vị cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như: quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng…
Theo báo cáo của Cục, mặc dù chi phí cho thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm 5% chi phí của doanh nghiệp, nhưng năm 2009, trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn hàng qua phương tiện điện tử, và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử.
“Điểm ấn tượng” của thương mại điện tử trong năm vốn còn có nhiều khó khăn bởi tác động của khủng hoảng là thương mại điện tử đã phát triển, mở rộng ra khắp các tỉnh thành, chứ không còn chỉ tập trung ở hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM.
Có trên 53% trong tổng số 2.004 doanh nghiệp tham gia là không thuộc địa bàn Hà Nội và Tp.HCM. Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 100% các doanh nghiệp địa phương tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, mỗi doanh nghiệp có trung bình 21,5 máy tính và hầu như đều kết nối Internet và sử dụng băng thông rộng ADSL.
Cùng với đó, doanh nghiệp tại các địa phương cũng đã bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử và đầu tư tới vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng.
“Điều này cho thấy doanh nghiệp tại các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình”, Cục đánh giá.
Khơi thông nút thắt
Theo phân tích của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Nghị định số 97/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành thay cho Nghị định 55, chính là dấu mốc để tạo lập môi trường thông thoáng cho thương mại điện tử.
Vì theo phản ánh của doanh nghiệp, Nghị định 55 với các quy định cấp phép đối với các trang tin điện tử trên Internet là không khả thi và gây cản trở cho việc phát triển website – công cụ phổ thông của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp. Nên khi Nghị định 97 ban hành, nhu cầu xây dựng website doanh nghiệp đã phát triển rộng khắp hơn.
Tuy nhiên, hai vấn đề mà doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm khi tham gia thương mại điện tử là sự ràng buộc trách nhiệm khi của các bên khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Thứ hai, chứng từ giao dịch phải cần những điều kiện gì để đối chiếu và giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Để “gỡ” được nút thắt trên, thì chữ ký số được coi chính là giải pháp hiệu quả và được pháp luật thừa nhận.
Vì thế, giữa năm 2008, Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia thuộc Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã được thành lập. Trung tâm này đã xây dựng và ban hành những qui định chi tiết để triển khai chứng thực chữ ký số, đồng thời đã cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho một số doanh nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Theo Cục, nhờ việc chữ ký số - phương tiện đảm bảo cho giao dịch thương mại điện tử - được cung cấp, nên nhờ đó, nhu cầu giao dịch thương mại điện tử cũng đã bắt đầu tăng mạnh hơn và đang trở thành xu hướng.
Những vẫn còn lo
Mặc dù đang bắt đầu vào guồng và trở thành xu hướng nhưng báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng cho rằng, do thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới và phát triển nhanh chóng nên việc chi tiết các qui định về giao dịch điện tử còn chậm và hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, hóa đơn điện tử, giải quyết tranh chấp…
Hơn nữa, do người dân và doanh nghiệp cũng chưa quan tâm nhiều đến các qui định liên quan dẫn đến việc thực thi pháp luật về thương mại điện tử cũng chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn e ngại và chưa mặn mà khi tham gia giao dịch thương mại điện tử vì mức độ đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tính pháp lý trong giao dịch. Trong khi đó, nhiều qui định trong về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử lại còn thấp, chưa đủ mạnh để răn đe, để tạo sự đồng thuận.
Vì thế, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng đối với mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử… góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét