Ngày nay, người tiêu dùng, các tổ chức, hoặc công ty,… đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn để tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay tái tổ chức lại cửa hàng đang có, tám quy tắc sau được rút ra từ nhiều chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công.
Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay tái tổ chức lại cửa hàng đang có, tám quy tắc sau được rút ra từ nhiều chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công.
1/ Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm
Bạn không cần thuê một chuyên gia HTML, một hoạ sĩ thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng thêm một trang web thương mại điện tử. Công việc phức tạp và có phần tốn kém này giờ đây hoàn toàn có thể được thực hiện bằng một vài phần mềm cùng các lựa chọn outsourcing (thuê nguồn lực bên ngoài) liên quan tới thiết kế web và hosting, chẳng hạn như Microsoft’s Commerce Manager.
Những gói phần mềm trên thị trường sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều lựa chọn mẫu thiết kế chuyên nghiệp, cả các catalogs sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, giỏ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình và quản lý lưu kho và thậm chí cả hệ thống kế toán.
Một số phần mềm tuỳ biến khác có thể trợ giúp về chuyên gia về dải tần, duyệt web,… qua đó nâng cao hiệu ứng trang web của bạn.
2/ Tính năng, tính năng và tính năng
Các cửa hàng truyền thống thường trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp đỡ họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể thiếu yếu tố này.
Hãy đảm bảo cho cửa hàng trực tuyến của bạn được tiện lợi và dễ sử dụng nhất trong chừng mực có thể. Tuỳ thuộc vào những gì cung cấp, bạn nên quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho các khách hàng. Bạn hãy sử dụng thanh định hướng ở trên và dưới để người sử dụng sẽ không phải liên tục cuộn lên cuộn xuống trang web khi muốn thay đổi trang.
Sẽ rất quan trọng với meny drop-down (quay trở lại). Bạn đừng buộc khách hàng mua sắm phải trông cậy vào nút “back” trên trình duyệt web của họ. Và bạn cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.
3/ Hiểu rõ về khách hàng
Bạn nên biết những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm ngoại tuyến.
Đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản gọi điện cho khách hàng.
Bạn cũng cần xác định những sản phẩm/dịch vụ nào sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng của bạn. Ngoài ra, những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử,… cũng rất giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.
4/ Duy trì nguyên tắc thiết kế
“Khi bạn thiết kế một cửa hàng trực tuyến, sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ”, Karen Frishman, giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ,…, cho biết, “Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ hoạ trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”.
Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.
5/ Đảm bảo yếu tố nội dung thích hợp
Bạn cần có những miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng. Các nhà bán lẻ trực tuyến thường xuyên đăng tải những thông tin nghèo nàn, họ tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp.
Kết quả là bạn tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến các khách hàng kết luận rằng hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, bạn hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh kỹ thuật số có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.
6/ Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm
Hãy thường xuyên tái khẳng định với các khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và chuyên môn như thế nào”, Frishman cho biết, “Các khách hàng mong muốn biết rõ người mà họ đang mua hàng”.
Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra đảm bảo hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.
7/ Tối ưu hoá các cơ hội
Các công cụ tìm kiếm trực tiếp là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh – tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm trực tiếp tìm thấy bạn.
Bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khoá mà các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm trực tuyến luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác.
Để tối ưu hoá trang web với các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bạn cần có một chuyên gia làm việc bán thời gian cho bạn hay sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft’s Submit It!. Các lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên click chuột cùng việc họ rời trang web của bạn như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft’s FastCounter Pro.
8/ Làm mới, làm mới và làm mới
Đừng bao giờ “ngủ gật” trên cành nguyệt quế. Hãy thay đổi các cửa sổ hình hoạ của bạn, thay đổi giao diện trang chủ,… Hãy luôn cập nhập các sản phẩm mới, hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.
Bạn đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ nào đó. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho các khách hàng bất cứ khi nào bạn có sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.
Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo – từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.
Cuối cùng, một phần quan trọng của hoạt động bán hàng trực tuyến ngày nay là đảm bảo các dịch vụ và phần mềm tự động hoá luôn nhanh chóng giúp bạn vận hành suôn sẻ cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho trang web luôn ổn định và sản phẩm luôn được cập nhập.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét