Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
26.7.11

Đào tạo thương mại điện tử: Cái khó bó cái khôn

Đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược nguồn nhân lực của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng vẫn đang tồn tại việc “dạy chay, học chay” về thương mại điện tử!

Đào tạo TMĐT “chay”

Đến nay, cả nước có gần 50 trường ĐH, CĐ triển khai hoạt động đào tạo TMĐT, trong đó, “thâm niên” và “quy mô” nhất là khoa TMĐT của Đại học (ĐH) Thương mại (khóa đầu tiên tổ chức từ năm học 2005-2006). Tuy nhiên, đào tạo TMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điều phải lo. Thầy Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa TMĐT, ĐH Thương mại, cho biết: một số môn học vẫn chưa có giáo trình mà chỉ là các bài giảng. Kế hoạch của khoa trong năm 2010 là tiếp tục hoàn thiện bộ giáo trình về TMĐT.

Trong số 49 trường đào tạo về TMĐT, chỉ 15% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành TMĐT; 45% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT; gần 50% trường có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy TMĐT.

(Theo báo cáo của Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương)

TS.Phạm Thị Thanh Hồng, giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Hai mảng nội dung chính chưa được đề cập trong các bài giảng là: xem xét con người (chủ yếu là phân tích về hành vi của khách hàng trong TMĐT) và liên kết kinh doanh (nhấn mạnh vào các dạng liên kết kinh doanh và hiệp hội hỗ trợ hoạt động của TMĐT). Không chỉ thiếu các tài liệu giới thiệu các kiến thức đã được tập hợp, trình bày một cách có hệ thống, người học TMĐT hiện chưa có những tài liệu trình bày các kinh nghiệm thực hiện TMĐT tại Việt Nam hoặc trên thế giới.
Ngay tại khoa TMĐT trường ĐH Thương mại, nội dung học vẫn chủ yếu liên quan đến TMĐT B2C (doanh nghiệp - khách hàng). Các nội dung liên quan đến TMĐT B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) (chẳng hạn Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI, mạng giá trị gia tăng - VAN, chữ ký số… tuy có được giảng dạy nhưng phần lớn dừng ở lý thuyết. Còn điều kiện thực hành các nội dung này gần như không có do thực tế áp dụng ít. “EDI mới chỉ được ứng dụng trong một số đơn vị thuế, hải quan, hay một số doanh nghiệp cảng (Hải Phòng, TP.HCM), nhưng SV muốn vào đó thực tập cũng rất khó”, thầy Minh chia sẻ.

Một số giải pháp được tính đến như mời giáo viên nước ngoài giảng dạy, đào tạo chương trình quốc tế tại chỗ, đào tạo liên thông theo kiểu 2+2 hoặc 3+1… Đây cũng là xu hướng được các cơ quan quản lý khuyến khích. Ông Ngô Khánh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TTTT, cho biết: Tại Hội thảo quốc gia về CNTT –TT 2009 ngày 26, 27/11/2009 đã đề ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí để các trường chi mua bản quyền chương trình tiên tiến từ cơ sở nước ngoài, thuê giáo viên nước ngoài… Tuy nhiên, theo thầy Minh, dù cơ chế cho phép nhưng khoa vẫn lo ngại điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất của ta không đủ đáp ứng chương trình của nước ngoài. Ngay với các nội dung học đơn giản hơn như thiết kế web, tìm kiếm thông tin trên mạng… sinh viên cũng gặp khó khăn khi thực hành do hệ thống đường truyền Internet tốc độ chậm và không ổn định. “Có hôm thầy và trò ngồi chơi mất 20 phút (nửa tiết học - PV) vì không vào được mạng”.

Vì vậy, việc hợp tác mới chỉ dừng ở tham khảo giáo trình nước ngoài rồi hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam để giảng dạy cho sinh viên.

Phát triển song song với đào tạo

“Chiến lược, chương trình, chính sách đào tạo nhân lực TMĐT của Việt Nam cần được định hình từ phương thức sử dụng nhân lực TMĐT của doanh nghiệp (Outsource hay không outsource các dịch vụ TMĐT của DN)”, TS Mai Anh, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển – Hiệp hội TMĐT Việt Nam.

Mục tiêu căn bản của việc đào tạo là đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng thực tế. Nhưng TMĐT là một ngành đặc thù. Sự phát triển TMĐT ở VN còn rất non yếu trong khi các nước trên thế giới đã có những ứng dụng TMĐT hết sức mạnh mẽ, thậm chí đã trở thành phổ cập trong các hoạt động giao dịch của người dân và doanh nghiệp theo mô hình chính phủ điện tử. Ngành TMĐT ở Việt Nam rất cần những nhân lực có khả năng nắm bắt, thực hiện các mô hình TMĐT ở mức ngang bằng thế giới và sáng tạo ra những mô hình kinh doanh TMĐT mới. Vì vậy, nếu đào tạo

TMĐT chỉ dựa trên điều kiện thực tế trong nước để giảng dạy, thực hành thì sẽ không thể cho “ra lò” nguồn nhân lực TMĐT “đạt trình độ quốc tế” theo tinh thần Chiến lược phát triển CNTT-TT VN đến 2010 và định hướng 2020.

Đào tạo đội ngũ nhân lực TMĐT đáp ứng được nhu cầu phát triển, thiết nghĩ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục. Thầy Minh đưa ra một ví dụ: Trước đây thầy được đào tạo tại Liên Xô (cũ) và lúc đó các bạn SV người Nga có sức học yếu hơn. Thế nhưng, sau 7, 8 năm về nước, khi trở lại học nâng cao tại Nga thì chính những SV đó đã trở thành chuyên gia hướng dẫn. Theo thầy Minh, đó là nhờ họ được rèn luyện trong thực tế. Còn các SV của Việt Nam chỉ nắm được lý thuyết và mai một dần vì không có điều kiện áp dụng.


Pcworld
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: